Thời gian tư vấn:

24/7

Hỗ trợ khách hàng

Phòng Vé
0886234555
Tour đoàn - Xe du lịch
0886234555
bocatvangtravel@gmail.com

Tour Hot

Tin liên quan

8 MÓN NGON ĐẶC SẢN TÂY BẮC AI NHÌN CŨNG SỢ
icon

Lượt xem: 1732

Tây Bắc là vùng đất không những sở hữu khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì thế, nơi đây mang những nét đặc trưng về phong tục, lễ hội đặc sắc, riêng biệt mà không phải nơi nào cũng có.

1.Lá ngón xào tỏi

Khi nghe đến “lá ngón” ai cũng phải run tuy nhiên, theo như người địa phương ở đây kể, cây lá ngón hoàn toàn có thể ăn được và có hương vị ngon ngọt. Để phân biệt với “lá ngón” không ăn được, loại này có hình dáng tròn và ngắn hơn. Chính vì hương vị thơm ngon khó tả, mà người dân nơi đây chọn món này là đặc sản để đãi khách muôn phương.

Lá ngón có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau nhưng món lá ngón xào tỏi hay xuất hiện trong các bữa ăn nhất. Có mùi vị như bao loại rau rừng khác nhưng lá ngón ngọt hơn và thơm hơn rất nhiều, khi xào với tỏi, dầu thực vật làm cho lá ngón bóng loáng, nhìn rất hấp dẫn. Và cũng chính vì vậy, món ăn này trở thành “đặc sản” không thể lẫn vào đâu được.

2. Nậm pịa

Không phải ai cũng có thể thử món ăn kinh dị này bởi chúng có mùi vị cực kì khó nuốt. Món ăn được chế biến từ các loại nội tạng của động vật ăn cỏ như gan, ruột, phèo, phổi, tiết, dạ dày,…tất cả được hầm cho thật nhừ. Một phần chính không thể thiếu của món ăn này chính là “pịa”, là phần phân non của động vật nằm giữa dạ dày và ruột già. Thành phần nó có vị đắng ngắt cùng với các phần nội tạng tạo nên “nậm pịa” rất “kinh dị”.

Khi mới ăn vào chúng rất đắng nhưng khi nuốt đi thì có vị ngọt cuống họng. Nhưng lưu ý các bạn một điều là hãy chuẩn bị một tinh thần quả cảm để thưởng thức đặc sản này nhé, vì nếu không, những hương vị này sẽ làm bạn “choáng ngất” đấy

3. Thắng cố

Thắng cố là đặc sản người Mông, thường có ở các bản làng và phiên chợ người Mông. Thắng cố chế biến chủ yếu từ ngựa, nhưng món này khiến nhiều người không dám động đũa khi đến Tây Bắc. Một số người khi nhìn thấy nồi thắng cố Tây Bắc đã ói ngay tại chỗ.

Một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, và cây thắng cố. Thắng cố có một mùi nồng đặc trưng mà ai ngửi một lần sẽ nhớ mãi. Màu thắng cố sền sệt, kém hấp dẫn. Ai đến ăn, thắng cố được múc ra bát nóng hổi, vừa ăn vừa thổi. Thắng cố ăn kèm rau bạc hà, mang hương vị riêng, thêm chén rượu ngô nồng nàn.

4. Nòng nọc om măng

Nòng nọc chính là con của loài ếch rừng, thường sống ở khe suối và xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 6 đến tháng 11 âm lịch. Nòng nọc sau khi được bắt về thì rửa sạch, dùng dao nhọn lấy phần ruột ra rồi đem đi chế biến. Loài này có thể linh hoạt chế biến được nhiều món như nấu canh, xào sả ớt,…nhưng món nòng nọc xào măng thì ai cũng biết đến.

Món ăn kinh dị bao gồm nguyên liệu tươi như nòng nọc, hành mẻ và măng rừng tươi. Công đoạn chế biến rất đơn giản, xào măng rừng trước cho đến khi sắp chín rồi cho nòng nọc vào sau, nêm nếm vừa ăn rồi để mẻ và hành tươi vào. Đĩa nòng nọc om măng nghi ngút khói, cùng với vị ngọt của măng và nòng nọc, hương thơm của mẻ, hành tươi làm cho món ăn trở nên ngon hơn bao giờ hết.

 

5. Da trâu thối

Da trâu thối hay còn gọi là năng min, món ăn đặc trưng của người Thái. Món ăn kinh dị này khiến nhiều người không dám thử da của trâu sau khi lọc ra vẫn giữ nguyên phần lông, đem gói lá chuối và ủ trong khoảng hai ngày. Vào mùa hè, nhiệt độ cao có thể làm da trâu nhanh “thối” hơn, trong khi đó mùa đông, nhiệt độ thấp người ta phải ủ thêm nhiều ngày mới có thể lấy ra chế biến. Khi ủ xong, da trâu tự động rụng hết lông và được đem chế biến thành nhiều món ăn từ da trâu như canh da trâu, da trâu thối nướng,…

6. Rêu hầm xương

Rêu là loại thực vật có sức sống vỏn vẹn 7 ngày, nên việc tìm nguyên liệu cho món này hơi “khổ sở”. Thông thường rêu mọc bám các gờ đá ngoài suối nên khi “thu hoạch” phải chọn những đám rêu to để tìm kiếm rêu non. Rêu non phải vào khoảng 3-4 ngày tuổi, lúc này rêu mới còn xanh.

Rêu được hầm với xương heo hay xương gà là có ngay một bát canh nỏng ngọt lịm. Bên cạnh đó, rêu cũng có thể chế biến thành nhiều món khác như nộm rêu, gỏi rêu,…

7. Bọ xít rang lá chanh

Bọ xít là một trong những món ănđặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Khi trời vào tháng 5, mùa của các loại hoa nhãn, xoài, vải chớm nở cũng là lúc loài côn trùng này xuất hiện nhiều nhất. Bọ xít sau khi đem về phải chế biến rất cầu kì, rút hết ruột, bỏ cánh và đầu, ngâm với nước muối loãng đến khi hết mùi hôi thì mới có thể ăn được.

Sau đó,vớt ra cho ráo nước rồi đem chiên với dầu thật sôi, lửa thật lớn và đảo đều tay để cho chúng giòn hơn. Bản thân bọ xít đã mang vị mặn, cay, ngọt nên khi chiên chỉ cần thêm 1 ít lá chanh, đảo đều tay một lát thế là món ăn hoàn thành.

8. Cháo ấu tẩu

Khi về vùng đất Hà Giang là bạn có dịp thưởng thức được món ăn “kì dị” này. Người ta hay ví von món này là “cháo thuốc độc” bởi vì khi không chế biến đúng cách chúng sẽ gây các cơn co hàm, ngộ độc, co rút tứ chi,…nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chế biến đúng cách thì món ăn này rất thú vị. Cháo ấu tẩu ăn kèm với thịt băm, các loại rau thơm và tiêu. Mùi vị của món này hơi bùi, béo ngậy cùng với vị đăng đắng, chính vì thế khi về với Hà Giang ai ai cũng muốn thử món cháo ấu tẩu một lần cho hết tò mò.

Thế mới thấy ẩm thực Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng không những phong phú, đa dạng mà còn có những món ăn kinh dị và rùng rợn khiến thực khách phải “tái mặt”. Bạn có dám thử tất cả các món ăn kinh dị này trong chuyến đi Tây Bắc sắp tới của mình? Đừng quên tìm hiểu thêm những món ăn độc lạ khác trên khắp đất nước Việt nam tại chuyên mục ẩm thực của Bờ Cát Vàng blog nhé!